Giới thiệu huệ huyết thanh
Cách làm như sau: trồng huệ nơi đất tốt, chăm sóc cây chu đáo, bón phân đầy đủ (nhất là phân lân) để cây sinh trưởng và phát triển mạnh. Đến tháng 10 âm lịch chọn những cây có củ già, lá vàng úa và hơi bị tàn lụi một chút, nhổ cây lên cắt bỏ hết lá và rễ (có thể nhổ từ tháng 9 âm lịch), đặt lên giàn (không được để dưới đất ẩm), phơi trong bóng mát (thời gian này không được phun tưới nước) để củ huệ khô héo, ngừng tăng trưởng. Khi nào muốn cây huệ ra hoa thì đem trồng củ huệ vào chậu hay giỏ tre đã có sẵn hỗn hợp đất, phân hữu cơ, tro trấu. Khi trồng chỉ cho đất phân ngập đến ½ củ (nếu phủ đất kín dễ làm củ bị hư thối). Sau khi trồng đưa chậu cây vào chỗ mát, tưới nước đủ ẩm, khi nào thấy củ huệ nhú mầm lá hoặc mầm hoa (thường khỏang 15 ngay sau khi trồng) thì đưa chậu cây ra ngoài nắng, khoảng 15 ngày sau cây huệ sẽ nở hoa.
Như vậy muốn cây huệ nở hoa vào dịp tết Nguyên đán thì đem trồng củ huệ trở lại chậu trước tết khoảng một tháng. Muốn cọng hoa ngắn, mập mạp, hoa to, tươi sắc và lâu tàn ngoài việc đưa chậu hoa ra chỗ nắng cần bón thêm phân kali.
Sau khi trưng chơi hoa trong mấy ngày tết, khi hoa tàn đem cây ra trồng trở lại đất vườn, tích cực chăm sóc cho cây sinh
cần tư vấn 0377371984
Giá SYNT